Hiện vật Bảo_tàng_Lăng_mộ_Triệu_Văn_Đế

Ngọc y của Triệu Văn ĐếHổ phù bằng đồng dát vàng, khắc chữ 王命車徒 "Vương mệnh xa đồ"

Khu lăng mộ chứa trên 1.000 đồ tùy táng (gồm các cổ vật bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gốm và ngọc), một cỗ xe ngựa kéo, các chai lọ bình bằng vàng và bạc, các nhạc cụ, và người ta cũng tìm thấy xương cốt của các thê thiếp, nô bộc được tuẫn táng cùng (tổng cộng 15 người, trong đó tại gian trắc thất phía đông có 4 nàng hầu, thê thiếp được tuẫn táng theo, tại gian trắc thất phía tây có 7 nô bộc được tuẫn táng theo). Nó cũng là khu lăng mộ duy nhất thời kỳ đầu Tây Hán (tương đương với giai đoạn đầu nhà Triệu) có các bức bích họa trên các bức tường.

Khu lăng mộ này còn khai quật được một chiếc ấn Hoàng đế bằng vàng, khắc bốn chữ "文帝行璽" (Văn Đế hành tỷ) kiểu tiểu triện âm văn, chỉ ra rằng đương thời Triệu Hồ/Triệu Mạt tự coi mình sánh ngang với các Hoàng đế nhà Hán. Một chiếc ấn khối vuông bằng đồng khắc chữ "胥浦侯印[2] Tư (Việt) Phố hầu ấn" (Ấn dành cho thủ lĩnh huyện Tư Phố) được phát hiện ở Thanh Hóa thuộc miền bắc Việt Nam trong thập niên 1930. Ấn có đúc hình rùa trên lưng và được cho là của viên điển sứ tước Hầu ở Cửu Chân. Tư Phố là tên trị sở quận Cửu Chân thời nhà Triệu nước Nam Việt đóng ở khu vực làng Ràng (xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) hiện nay. Do sự tương đồng với những chiếc ấn được tìm thấy ở lăng mộ Triệu Văn Đế, chiếc ấn đồng này được công nhận là ấn chính thức của nước Nam Việt. Chiếc ấn hiện trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ, Brussel.[3]

Thạp đồng Đông Sơn trong lăng mộ

Bên cạnh các cổ vật Trung Hoa, người ta còn tìm thấy các đồ vật có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên Trung Á, IranHy Lạp cổ đại: một chiếc hộp bằng bạc kiểu Ba Tư được tìm thấy trong mộ là sản phẩm nhập khẩu sớm nhất được tìm thấy cho tới nay tại lãnh thổ Trung Quốc hiện đại. Cũng có nhiều cổ vật được phát hiện tại đây thuộc về văn hóa Đông Sơnmiền bắc Việt Nam.